Chân thành hay Trân thành, từ nào là từ đúng chính tả trong tiếng Việt? Sự phong phú của tiếng Việt chắc hẳn ai cũng biết. Cùng một từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa và cũng có thể nhiều từ đều chỉ về một nghĩa là điều thường gặp hàng ngày đối với người Việt. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một chút khó khăn cho chính người sử dụng tiếng Việt với các lỗi chính tả thường gặp. Ở bài viết này chúng ta cùng Adayrui tìm hiểu và phân tích nghĩa của hai từ này để biết chắc chắn rằng từ nào mới là từ đúng theo quy định của chính tả Việt Nam.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu nghĩa từ Chân thành và Trân Thành
Để được coi là đúng chính tả đương nhiên ta cần phải dựa vào những cuốn từ điển hiện hành tại Việt Nam với những quy định về nghĩa của của các từ trong Tiếng Việt. Đây là quy chuẩn và cũng là sự công nhận của số đông và trong văn viết ta cần phải áp dụng đúng. Đặc biệt trong những văn bản pháp lý hoặc văn bản cần sự chuẩn mực tương tự thì điều này càng cần thiết để thể hiện sự chuyên nghiệp. Chúng ta cùng phân tích nghĩa của hai từ này để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Chân thành hay Trân thành là đúng chính tả.
Phân tích nghĩa từ Chân thành

Chân thành là một từ Hán Việt và thường được dùng trong văn nói và văn viết. Để tìm hiểu và phân tích nghĩa của từ này chúng ta bắt đầu với định nghĩa của 2 từ đơn đó là từ “Chân” và từ “Thành”. Ý nghĩa diển đạt của từng từ sẽ phần nào cho ta biết được nghĩa chính của từ ghép Chân thành.
- Chân: Được định nghĩa với hai dạng là danh từ và tính từ. Danh từ: chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng, chạy; biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự như vị trí trong tổ chức; Bộ phận dưới cùng của đồ vật có tác dụng đỡ như chân đèn, chân giường, chân ghế. Với Tính Từ mang nghĩa: Thật, Đúng với chân thực như phân biệt Chân với giả.
- Thành: Được định nghĩa với 3 dạng là danh từ, tính từ và giới từ. Danh từ: Tường cao xây, thành cao hào sâu; Mặt trong của một vật chứa, thành giếng, thành chum, thành bể; Nói tắt của Thành phố hoặc thành thị, người dân nội thành, tự vệ thành. Tính từ: Đạt được mục đích hay đến kết quả, Công thành danh toại; Thực có, nếu có lòng thành sẽ được ghi nhận công đức, thành khẩn khai báo. Giới từ: hóa ra, trở lên, nước sôi biến thành hơi nước, bốn cộng với hai thành sáu.
Bên trên là kiến thức tham khảo tại Wikipedia tiếng Việt với nghĩa của hai từ Chân và từ Thành. Dựa theo nghĩa riêng của hai từ Chân và từ thành ta có thể ghép thành từ Chân thành theo nghĩa tính từ nôm na là sự đúng đắn, chân thực xuất phát từ trong tâm. Theo từ điển tiếng Việt từ Chân thành được định nghĩa như sau: Là sự chân thật, thành thật, xuất phát từ trong lòng mình và không có gì dối trá. Nếu một người Chân thành làm một việc gì đó thì người đó có ý thực sự muốn làm chứ không phải nói ba hoa.
Từ Chân thành được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các văn bản, văn viết. Từ này sử dụng nhằm bày tỏ với đối phương về sự thật lòng của mình với toàn bộ sự hết lòng và không hề vụ lợi hay lừa lọc. Ví dụ như: Tấm lòng Chân thành, Chân thành cảm tạ, Chân thành xin lỗi…
Phân tích nghĩa của từ Trân Thành

Với thói quen trong ngôn ngữ hàng ngày của từng địa phương khác nhau nên việc sử dụng từ ngữ sai với quy chuẩn chính tả tiếng Việt là điều bình thường trong cuộc sống. Từ Trân Thành là một trong những từ thường xuyên được nói và viết sai so với quy chuẩn. Những trong giao tiếp từ này vẫn được sử dụng như một thói quen. Để phân tích nghĩa rõ ràng của từ này chúng ta cùng đến với nghĩa riêng biệt của hai từ đơn là từ Trân và từ Thành. Ở phần trên từ Thành đã được phân tích bạn có thể tham khảo tiếp đây chúng ta phân tích nghĩa của từ Trân để xem từ Trân thành sẽ có nghĩa gì khi ghép từ hay không.
Từ Trân theo Wiki giải nghĩa: Tính từ: Trơ trơ, không biết hổ thẹn, Đã làm sai còn trân cái mặt ra đó; Ngây ra, không cử động, không có bất kỳ phản ứng gì, đứng chết trân, lặng người.
Ta có thể thấy khi ghép nghĩa của từ Trân và từ Thành thì từ ghép Trân Thành không có nghĩa thích hợp để diễn tả điều gì. Trong các từ điển tiếng Việt hiện hành thì từ này cũng không xuất hiện và không được định nghĩa. Tuy nhiên do thói quen phát âm nên từ này vẫn xuất hiện nhiều trong giao tiếp hàng ngày và chúng ta vẫn hiểu nghĩa mà đối phương cần truyền đạt.
Nhìn chung để khắc phục những lỗi sai chính tả thì chúng ta nên thường xuyên đọc sách, báo lưu ý đến việc dùng từ đúng chính tả để nâng cao kiến thức cũng như vốn từ vựng của bạn thân. Tiếng Việt không hề đơn giản bạn không nên nghĩ mình đã biết hết được sự phong phú trong ngôn ngữ hàng ngày của mình.
Tạm Kết luận: Như đã phân tích ở trên chúng ta có thể đưa ra kết luận từ Chân thành là từ đúng chính tả theo quy chuẩn của từ điển Tiếng Việt và được công nhận. Còn từ Trân Thành là từ sai chính tả và không có nghĩa đặc trưng cũng như không được định nghĩa trong từ điển.
Một số lỗi sai thường gặp của các từ có nguyên âm “Ch” và “Tr”

Trong tiếng Việt có các nguyên âm rất dễ gây nhầm lẫn trong văn bản đó là phụ âm “Ch”, “Tr” và “S”, “X” hoặc “R”, “D”, “Gi” hoặc “L”, “N”… Ở bài viết này thì từ Chân Thành và Trân Thành cũng là một trong số những lỗi sai thường gặp. Ở đây chúng ta xét đến một số ví dụ về những lỗi sai giữa phụ âm “Ch” và “Tr” tương tự với lỗi sai của 2 từ chúng ta phân tích trong bài viết này.
Sở dĩ thường có những lỗi sai chính tả ở những từ có phụ âm nói trên là do cách phát âm của những phụ âm này là gần tương tự như nhau. Với tiếng Việt được quy định thì việc phát âm này có phân biệt và có khác biệt. Tuy nhiên tại nhiều vùng miền khác nhau những cách phát âm những phụ âm này đôi khi là hoàn toàn giống nhau. Chính vì trong thói quen phát âm đã có phần lẫn lộn nên khi soạn văn bản dẫn đến những lỗi sai chính tả do nhầm lẫn giữa các nguyên âm phát âm giống nhau. Dưới đây là một số ví dụ về một số lỗi sai chính tả tương tự với hai từ Chân Thành và Trân Thành:
- Trân trọng hay Chân Trọng
- Tập Trung hay Tập Chung
- Trung Kiên hay Chung Kiên
- Chứng chỉ hay Trứng chỉ
- Chân Quý hay Trân Quý
- Chân Tình hay Trân Tình
- …
Hãy cùng tìm hiểu thêm những từ khác có thể dẫn đến sai chính tả do nhâm lẫn khi phát âm những phụ âm có cách phát âm gần giống với nhau. Cách khắc phục đầu tiên đó là hướng đến căn bản của cái sai thường gặp đó là luyện cách phát âm đúng theo chính tả. Như vậy bạn sẽ tạo cho mình một thói quen nói chuyện theo chuẩn quy định của tiếng Việt hiện hành. Trong khi soạn thảo văn bản có thể hạn chế những lỗi sai do thói quen phát âm của mình. Điều thứ hai cần làm đó là thường xuyên đọc sách báo cũng như khi gặp những từ cảm thấy mình không chắc chắn là đúng chính tả thì nên tìm đến từ điển để nhớ những từ đó. Khám phá nhiều điều chưa biết tại chuyên mục Xã Hội và Cuộc Sống để trang bị thêm nhiều kiến thức hơn nữa.