Chỉn chu hay chỉnh chu là hai từ tiếng trong tiếng việt rất dê gây nhầm lẫn trong cả văn viết và văn nói. Rất nhiều người thường có thói quen dùng từ theo kinh nghiệm giao tiếp trong cuộc sống nhưng lại dùng những từ sai chính tả mà không biết. Trong trường hợp này không ít người cũng nhầm lẫn giữa 2 từ này mà không để ý sẽ không biết mình sai. Vậy hãy cùng Adayrui đến với bài viết này để tìm ra từ nào mới là từ đúng chính tả trong từ điển tiếng Việt nhé.
Nội dung bài viết
Chỉn chu hay Chỉnh chu có nghĩa là gì?

Có một số từ trong tiếng Việt thường bị sử dụng sai và được cho là sai chính tả. Nhưng trên thực tế thì đôi khi có những từ “Sai” lại vẫn có ý nghĩa riêng của nó. Cái sai ở đây là ở người nói hay người viết dùng sai từ mà thôi. Chúng ta cùng đến với phân tích về ý nghĩa cụ thể của từ Chỉn Chu và Chỉnh chu. Xem ý nghĩa của 2 từ này là như thế nào và từ nào mới là từ được quy định là đúng chính tả. Với sự so sánh và xác thực ý nghĩa của 2 từ Chỉn chu hay chỉnh chu thông qua một số cuốn từ điển tiếng Việt đó là: Lê Ngọc Trụ (1993), Tầm Nguyên tự điển Việt Nam, NXB thành phố HCM; Đào duy anh (1957), Hán Việt từ điển, NXB Trường Thi Sài Gòn; Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng; Thanh Nghị (1958), Từ điển Việt Nam, NXB Thời – Thế, Sài Gòn…
Phân tích nghĩa của từ Chỉn Chu

Để có được cái nhìn chính xác nhất chúng tôi đã tìm hiểu 4 cuốn từ điển được phát hành chính thống và có độ tin cậy cao nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại về nghĩa chính xác của các từ vựng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Trong các từ điển thịnh hành này thì từ “Chỉn Chu” được nói rõ ràng về ý nghĩa của nó.
Cụ thể nghĩa của từ Chỉn Chu được định nghĩa trong cuốn từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (2007) đó là: “chu đáo, cẩn thận, không chê trách được gì: Quần áo chỉn chu, tính toán rất chỉn chu.”
Như vậy ta có thể thấy theo cuốn từ điển được xuất bản muộn nhất trong 4 cuốn từ điển trên của Hoàng Phê thì từ này được dùng để chỉ những con người có nề nếp, ngăn náp và có sự kỹ lưởng trong ăn mặc hoặc làm việc. Ta có thể lấy ví dụ như: Cô ấy là một người chỉn chu; cô ấy ăn mặc quá chỉn chu không hợp với buổi dạ hội; Anh ta ăn mặc rất chỉn chu, rất phong độ và lịch thiệp…
Phân tích rõ hơn về ý nghĩa của 2 từ đơn có trong từ này đó là từ “Chỉn” và từ “Chu” được định nghĩa trong từ điển như sau:
- Từ “chỉn” là một từ Việt Cổ có nghĩa là “chỉ, quả thực, vốn, thật”.
- Từ “Chu” là một từ gốc Hán và có 2 nghĩa đó là “ đủ, vẹn, toàn thể” và “ Đạt mức yêu cầu, có thể làm cho yên tâm”.
Xét về loại từ thì đây là một từ ghép đẳng lập vì 2 từ đơn đều có nghĩa và khi kết hợp có một nghĩa chung. Có thể thấy từ này là từ được xác nhận với định nghĩa cụ thể có trong các cuốn từ điển Tiếng Việt hiện hành. Đây được coi là từ đúng chính tả và được sử dụng trong cả văn nói và văn viết. Vậy tại sao trong khi giao tiếp chúng ta vẫn thấy có nhiều người không dùng đến từ này mà lại dùng đến từ Chỉnh Chu vậy dùng từ nào là đúng và từ nào là sai. Cùng đến với phân tích tiếp theo để làm rõ vấn đề này.
Nghĩa của từ Chỉnh chu là gì?
Từ Chỉnh Chu là một từ không được định nghĩa trong các cuốn từ điển tiếng Việt. Từ này được coi là từ sai chính tả trong văn bản. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ hàng ngày lại có nhiều người dùng đến từ này để diễn đạt ý nghĩa tương đương và có thể dùng cả hai từ. Cùng phân tích ý nghĩa của từ này để biết tại sao lại có vấn đề này.
Để phân tích nghĩa chính xác của từ này chúng ta cũng cùng nhau phân tích nghĩa của 2 từ đơn đó là từ Chỉnh và từ Chu. Từ Chu có ý nghĩa như đã nói ở phần trên còn với từ Chỉnh thì được định nghĩa như sau:
- Chỉnh: sửa cho ngay, cho đúng, cho chuẩn: chỉnh đốn, chỉnh trang, chỉnh tề… (theo Tầm Nguyên Tự điển Việt Nam)
- Chỉnh (không dùng một mình): ngay, cân, đều, thứ tự (từ điển Việt Nam)
Để dễ hiểu hơn thì chúng ta có một số từ để ví dụ như: Chỉnh đốn (sửa sang, sắp đặt lại), Chỉnh Nghi (sửa sang cho sáng sủa, Oai phong), Chỉnh tề (Ngăn nắp, ngọn gàng, đâu ra đấy), Chỉnh tu (sắp đặt, tu chỉnh, sửa lại); cùng nhiều từ ghép khác có ý nghĩa gần như: Chỉnh lý, chỉnh trang, chỉnh túc, chỉnh sức…
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì từ Chỉnh thuộc 2 lớp đó là động từ và tính từ. với định nghĩa cụ thể như sau:
- Tính từ: cân đối, có trật tự hợp lí, đùng quy tắc giữa các thành phần cấu tạo: Đối câu rất chỉnh.
- Động từ: Sửa lại vị trí, tư thế cho ngay ngắn, cho đúng: chỉnh lại đường ngắm, chỉnh lại tư thế ngồi trước khi chụp ảnh.
Như vậy ta có thể thấy Chỉnh là một từ hoàn toàn có thể tồn tại một mình và vẫn có nghĩa. Và cùng với đó từ Chu cũng là một từ có thể đứng độc lập. Nếu ghép 2 từ này với nhau thì ta sẽ có một từ hoàn toàn có nghĩa và “Chỉnh chu” được coi là một từ ghép đẳng lập với cả 2 từ đều có nghĩa và đều được định nghĩa trong từ điển. Có thể thể thấy nghĩa của từ Chỉnh Chu là tương đồng và có nghĩa theo phân tích ghép nghĩa của một từ ghép đẳng lập. Mặc dù chưa được định nghĩa trong các cuốn từ điển nhưng 2 từ đơn cấu thành lên nó lại được định nghĩa rõ ràng trong từ điển và đều có nghĩa riêng biệt.
Dùng từ Chỉn chu hay Chỉnh chu thế nào là đúng

Dùng từ “chỉnh chu” hay “chỉn chu” như thế nào mới là đúng? Câu nói “một chuẩn ngữ cuối cùng có hình thành và thực tế có tồn tại hay không, là do số đông có thật sự chấp nhận và vận dụng nó hay không trong thực tiễn ngôn ngữ của mình” (Hoàng Phê, 1980). Và từ “Chỉnh chu” trong trường hợp này cũng vậy. Đây là từ không được bất kì sách từ điển nào điểm tên nhưng trên thực tế nó hoàn toàn là từ có nghĩa thông qua phân tích nghĩa. Còn với từ “Chỉn chu” mang ý nghĩa tương tự và được định nghĩa trên các từ điển tiếng Việt hiện hành.
Về cơ bản chúng ta cần công nhận những quy định hiện đang được áp dụng với chính tả thì nên dùng từ Chỉn Chu. Còn với từ Chỉnh chu thì bạn hoàn toàn có thể dùng nó trong ngôn ngữ nói của mình bởi theo ghép nghĩa thì từ này hoàn toàn có nghĩa tương đương. Đây không được coi là đúng chính tả theo quy định nhưng từ này đúng về nghĩa.
Để có được cho mình những kiến thức nhất định để tránh những lỗi sai chính tả thường gặp trong thực tế giao tiếp cũng như soạn thảo văn bản thì cần có kinh nghiệm. Để có được kinh nghiệm này bạn cần đọc nhiều sách báo để trau dồi thêm nguồn từ vựng cho chính mình. Hoặc khi gặp những từ không chắc chắn bạn hãy tìm hiểu ngay để có câu trả lời đúng nhất theo từ điển. Điều này giúp bạn nhớ kỹ hơn những trường hợp dễ dẫn đến nhầm lẫn này nhé.
Vậy chúng ta có thể kết luận trong văn viết và theo đúng từ điển thì cần dùng từ “Chỉn Chu” là được coi là đúng chính tả. Trong ngôn ngữ giao tiếp thì có thể dùng cả 2 từ đều được. Vì 2 từ này đều là những từ có nghĩa và gần nghĩa với nhau. Cùng đến với chuyên mục Xã Hội và Cuộc Sống để khám phá thêm nhiều điều có thể bạn chưa biết nhé.